Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

Tại sao không nên dùng lá xông đã phơi khô?

Tại sao không nên dùng lá xông đã phơi khô?

Khi phơi khô, do nhiệt độ sẽ làm tinh dầu trong lá bay hơi hoàn toàn. Vì vậy, không còn tác dụng xông hơi trị cảm như lá xông tươi hoặc tinh dầu.  Vì tinh dầu có công dụng chữa trị trong liệu pháp trị liệu và xông hơi. Khi không còn tinh dầu thì lá xông hầu hết không có hiệu quả nữa.
  • Phương pháp trị bệnh cảm bằng lá xông:
  • Triệu chứng bệnh cảm:
  • Theo Đông y, người bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Cảm cúm là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Lúc này, các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc nên làm xuất hiện một loạt các triệu chứng như: Đau đầu, ngạt mũi, mệt mỏi, đau nhức, khô rát cổ họng, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở. Đông y chữa cảm thành 02 thể là cảm hàn còn gọi là phong hàn và cảm nhiệt gọi là phong nhiệt.
  • Cảm nhiệt có triệu chứng sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau rát họng, khô miệng, ra mồ hôi, ho có đờm, đau lưng, nước tiểu vàng, cổ họng đỏ. Còn cảm hàn cũng tương tự nhưng thêm một số triệu chứng hắt hơi, sổ mũi…
  • Theo Tây y, Cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến. Nguyên nhân thường do cảm nhiễm các loại virus, cảm có thể chia ra cảm thông thường và cảm cúm. Cảm thông thường là một chứng bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp, thường do virus gây ra. Các biểu hiện rõ nhất thường khô rát họng, khản tiếng, ho khan, đau nhức khắp người.
  • Cúm là do virus cúm gây ra. Bệnh viêm nhiễm cấp tính, dễ lây. Biểu hiện người ớn lạnh đột ngột rồi sốt cao 39 độ C. Kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau lưng, mệt mỏi.
  • Chữa Cảm bằng lá xông truyền thống, dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt.
  • Nguyên liệu gồm các loại lá cây như: Bưởi, Cúc, Tần, Hương Nhu, Tía Tô, Ngải Cứu, Tía Tô, Sả, Bạch Đàn, Tràm Gió, Lá Chanh, Gừng, Kinh Giới…
  • Mỗi nồi xông có thể cho 04 hoặc 05 loại lá kể trên, mỗi thứ 01 nắm bằng nhau cho vào nồi đổ nước ngập, đậy kín, đun sôi vài phút rồi xông. Khi xông trùm chăn kín và từ từ mở nắp vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng.
  • Khi bệnh nhân ra mồ hôi, dùng khăn lau khô, sau khi xông tầm khoảng 5-9 phút thì lau sạch mồ hôi và ăn cháo hành, trứng, cháo thịt bằm cho nhanh khỏi bệnh.
  • Chữa cảm bằng Tinh Dầu Lá Xông của dược liệu Facare

  • Qua nghiên cứu, Tinh Dầu Dược Liệu Facare đã điều chế ra loại tinh dầu lá xông với công thức và tỷ lệ phù hợp. Ngoài mục đích dùng để xông trị bệnh, sản phẩm còn có chức năng thanh lọc không khí, khử mùi, khử trùng và thư giãn.
  • Thành phần tinh dầu lá xông là sự kết hợp của Tinh Dầu Tràm Gió, Tinh Dầu Bạc Hà, Tinh Dầu Tía Tô, Tinh Dầu Khuynh Diệp và một số tinh dầu nguyên chất khác.
  • Chức năng-công dụng dược tính của từng loại tinh dầu:

  • Tinh Dầu Bạc Hà có vị cay, tính the mát, thơm dễ chịu, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu cổ họng, giảm đau, giảm ho, sát trùng, gây tê tại chỗ. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt là mật, ngăn chặn sự co thắt của các cơ quan tiêu hóa. Dân gian thường sử dụng bạc hà để trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm phế quản.
  • Tinh Dầu Tía Tô có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh, trừ hen, trị ho, làm long đờm. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một loại thuốc giải âu lo, thuốc an thần nhẹ. Theo nghiên cứu hiện đại, đã tìm thấy tía tô có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, ức chế mạnh đối với GABA Transaminase.
  • Tinh Dầu Khuynh Diệp có vị cay, tính ấm, có công dụng phát tán phong hàn, trừ phong hoạt huyết, giảm đau, làm thông khí huyết vùng đầu mặt, giúp làm thông mũi họng, hạ nhiệt cơ thể, làm họng dễ chịu, long đờm, ngăn ngừa ho ngứa cổ họng. Ngoài ra, Tinh Dầu Khuynh Diệp có mùi thơm dịu mát làm thư giãn đầu óc. Là chất thông mũi, điều trị được cả viêm mũi xoang, kích thích tăng tuần hoàn máu và hình thành các tế bào mới.
  • Tinh Dầu Tràm Gió có tính ấm, có vị cay, mùi thơm, có tác dụng làm mau ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau, sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hoạt chất α Terpineol tự nhiên chiết xuất từ tràm gió có tác dụng ức chế virus cúm H5N1 và nhiều loại virus khác.
  • Cách sử dụng Tinh Dầu Lá Xông đơn giản tại nhà

  • Xông trị cảm: Để trị cảm, sát trùng vùng họng, đun một nồi nước khoảng 1 lít nước. Cho khoảng 5-7 giọt tinh dầu lá xông vào, trùm khăn hoặc dùng dạng lều xông hơi để xông thay thế cho các bó lá xông thông thường.  Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau khi sử dụng tinh dầu lá xông và mức độ tiện lợi của nó. Tinh dầu lá xông không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình bạn.
  • Xông khử mùi và thư giãn: Sử dụng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu và cho vào giọt tinh dầu vào khay hoặc đĩa đựng tinh dầu. Tinh dầu lá xông sẽ bốc hơi nhờ nhiệt hoặc nhờ máy phun mang mùi thơm cuat lá xông tự nhiên giúp khử mùi, khử trùng, làm sạch không khí, đẩy lùi virus và tiêu diệt nấm gây bệnh.
  • Tinh dầu lá xông có thể thay thế cho viên xông hương tràm:

  • Tinh Dầu Lá Xông được điều chế từ nhiều loại tinh dầu nguyên chất 100%, không pha chế các tá dược, không phẩm màu xanh, hoàn toàn không có chất bảo quản. Mùi hương thơm lâu, tiết kiệm gấp 5 lần so với viên xông hương tràm.
  • Lưu ý khi xông hơi:

  • Không được sử dụng cho người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi
  • Không sử dụng cho người bị sốt siêu vi
  • Không sử dụng cho người có cơ thể yếu như người già, phụ nữ đang mang thai hay vừa mới sinh.
  • Không dùng cho người đang bị bệnh tăng huyết áp hay tim mạch
  • Không dùng đối với người bị sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, tiêu chảy, mắc bệnh ngoài da.
  • Tránh lạm dụng phương pháp này khiến cơ thể bị mất nước và bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
  • Không tắm ngay sau khi xông. Vì lúc này lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ khiến bít tắc chân lông, máu huyết lưu thông chậm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu:

  • Lợi ích – công dụng của Tinh Dầu Lá Xông trong bài viết này chỉ có hiệu quả khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, không có tác dụng khi sử dụng các loại tinh dầu giả, hương liệu-hóa chất. Vì vậy, Quý khách nên chọn mua những công ty có uy tín và đạt chuẩn.
  • Bài viết cung cấp thông tin chuyên môn nhằm làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến tinh dầu này.
  • Tinh dầu khi sử dụng trực tiếp lên da, cần được pha loãng với dầu nền như dầu dừa, dầu hướng dương với tỷ lệ thích hợp. Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất 100%.
  • Không sử dụng tinh dầu với các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt.
  • Khi sử dụng tinh dầu để pha chế thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn từng ngành.
  • CHI TIẾT XEM THÊM:
  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
No data was found

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :
0932696777
Liên hệ